Nước mắm là một loại gia vị quan trọng trong bữa ăn của mỗi gia đình Việt. Tuy nhiên, để làm ra loại nước mắm nguyên chất ngon, đòi hỏi phải tuân thủ đúng quy trình sản xuất truyền thống hết sức tỉ mỉ từng khâu từ nguyên liệu, quá trình ủ chượp cho đến khi ra được thành phẩm "hoàn hảo".
Quy trình sản xuất nước mắm truyền thống ngon trước tiên phụ thuộc vào việc chọn nguyên liệu. Trong đó cá cơm tươi là loại cá có thể cho ra những giọt nước mắm thơm ngon nhất, độ đạm hài hòa cùng thời gian thủy phân ngắn, giúp bạn có thể có mắm ăn sớm hơn.
Cá cơm tươi sau khi đánh bắt sẽ được chọn lọc, rửa sạch, rồi đem trộn với muối biển theo tỷ lệ 3:1, tức là 3 tấn cá cơm sẽ được trộn đều với 1 tấn muối biển. Đây là tỷ lệ pha trộn cá và muối truyền thống hoàn hảo được cha ông ta đúc kết qua bao năm.
Cá muối sau khi trộn được cho vào thùng chượp bằng gỗ
Thùng chượp được làm bằng gỗ và gia cố bằng những sợi “dây” to làm bằng cây mây rừng.
Một lớp muối dày sẽ được phủ lên cá và gài nén cá lại
Cá sẽ được ủ trong những chiếc thùng này từ 12 - 15 tháng (tùy vào từng loại mắm)
Mỗi thùng ủ chượp được đánh số để tiện quản lý và theo dõi.
Sau thời gian này, nước mắm mới được kéo rút, đảo trộn một cách tỉ mỉ.
Được biết, phải mất ít nhất 2 năm một bể ngâm mới có thể cho ra nước mắm thành phẩm. Trong thời gian đó, đặc biệt khi mở bể để phơi nắng, phải đảm bảo luôn có người trông coi bể mắm.
Chượp được cho vào bể lọc đến khi nước có màu cánh gián, có mùi thơm đặc trưng của nước mắm
Sau khi ủ và lọc chượp sẽ được kiểm tra chất lượng nước mắm (độ đạm)
Bước tiếp là khâu đóng chai.
Từ đây, ta sẽ có sản phẩm nước mắm đầu tiên, gọi là nước mắm cốt.